Đỗ Gia – Cánh chim nhỏ say mê tạo lập phong cách sống với Thư pháp và Trà đạo

Hơn 10 năm gắn bó với nghề báo, lĩnh vực quyền con người; kinh qua nhiều vị trí; từng được đi học ở Na Uy và Canada, nhưng Đỗ Gia (Đỗ Thành Công) đột ngột “chuyển hướng” để đi theo tiếng gọi bên trong mình. Tới nay; sau gần 6 năm “rẽ hướng”, cộng đồng đã biết tới anh ở cương vị mới và gọi anh bằng cái tên thân thuộc, là bút danh của anh: Đỗ Gia. Hiện tại, với nghề báo, anh làm việc dưới dạng cộng tác viên dịch thuật. Phần lớn thời gian còn lại, anh theo đuổi đam mê của mình: chia sẻ, lan tỏa phương pháp sống chậm, kết nối sâu với thiền trà, thư pháp và các bộ môn nghệ thuật cổ truyền phương Đông.

Với kinh nghiệm trong lĩnh vực báo chí liên quan tới quyền con người, anh thấu hiểu và cảm thông trước những vấn đề thời đại mà con người đang phải đối mặt. Đó chính là sự căng thẳng, mệt mỏi, mất kết nối hoặc chênh vênh, mất phương hướng, tiêu cực ở bộ phận giới trẻ. Chính những kiến thức và kinh nghiệm ấy đã góp phần quan trọng trong việc trị liệu nhận thức và chuyển hoá những vết thương tâm hồn của con người. Là hội viên của Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam, trải qua nhiều lần thực tập trị liệu tâm lý từ 2018 tới nay; cộng với kỹ năng trò truyện thấu cảm đã giúp Đỗ Gia có thể đồng cảm và đồng hành cùng những người đang gặp khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là những vấn đề về tâm lý và cảm xúc. Không gian để tiếp đón mọi người và thực tập trị liệu, chuyển hóa bất an; giúp mọi người tự thực tập sống chậm được anh đặt tên là Thư Trà Quán; ra đời ở Sài Gòn từ 2018.

Với kinh nghiệm trong lĩnh vực báo chí liên quan tới quyền con người, anh thấu hiểu và cảm thông trước những vấn đề thời đại mà con người đang phải đối mặt. Đó chính là sự căng thẳng, mệt mỏi, mất kết nối hoặc chênh vênh, mất phương hướng, tiêu cực ở bộ phận giới trẻ. Chính những kiến thức và kinh nghiệm ấy đã góp phần quan trọng trong việc trị liệu nhận thức và chữa lành những vết thương tâm hồn của con người. Là hội viên của Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam, trải qua nhiều khóa đào tạo chuyên sâu về trị liệu tâm lý; cộng với kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng trò truyện thấu cảm đã giúp Thành Công có thể đồng cảm và đồng hành cùng những người đang gặp khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là những vấn đề về tâm lý và cảm xúc. Không gian để tiếp đón mọi người và thực tập trị liệu, chuyển hoá bất an; giúp mọi người tự thực tập sống chậm được anh đặt tên là Thư Trà Quán; ra đời ở Sài Gòn từ 2018.

Bên cạnh hoạt động tâm lý, Đỗ Gia còn là một người truyền cảm hứng về trà và lan tỏa văn hóa trà Việt. Anh tự nhận mình là “Nghệ sĩ Trà và Thư pháp Việt”, là cầu nối giúp truyền cảm hứng cho cộng đồng chứ không hẳn là “nghệ nhân” (người làm nghề), hay trà nhân (người chơi trà) đơn thuần. Chính chất liệu bắt nguồn từ văn hóa phương Đông này đã giúp Đỗ Gia tăng trưởng nhiều về tâm thức; và cũng được lựa chọn làm phương thức thực tập trong Thư Trà Quán của anh. “Trình làng” Thư Trà Quán, cùng với đam mê về trà, Đỗ Gia đã lan tỏa, truyền cảm hứng cho cộng đồng về phương pháp thực tập uống trà và giá trị của trà trong đời sống. Trên hành trình ấy, anh luôn định vị mình là một người truyền cảm hứng, “cánh tay nối dài” giúp lan tỏa văn hóa trà Việt. Có thể nói, anh không chỉ thưởng thức trà một cách sâu sắc mà còn lan tỏa và chia sẻ kiến thức về trà đến cộng đồng; đưa thêm “lý do đủ lớn” để cộng đồng cùng thực tập uống trà trong đời sống. Suốt nhiều năm qua, Đỗ Gia đã tự mình tổ chức các buổi hội thảo, những lớp học, những trải nghiệm trà độc đáo và sáng tạo, giúp mọi người hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và giá trị của trà trong cuộc sống hàng ngày. Bằng cách này, anh đang góp phần lan tỏa văn hóa trà Việt và giúp mọi người tìm thấy niềm vui và sự bình an trong cuộc sống qua từng tách trà.

Ngoài việc đam mê trà, Đỗ Gia còn có sở thích về thư pháp và nghệ thuật cổ truyền. Đỗ Gia tự nhận mình là một nghệ sĩ thư pháp, dùng thư pháp để luyện thân và luyện tâm; đồng thời cũng là món quà nghệ thuật và tinh thần để tặng nhau vào những dịp đặc biệt. Đây cũng là một nét đẹp truyền thống trong nền tảng văn hoá ứng xử của người Việt. Thi thoảng, anh đi chia sẻ thư pháp và cái hay cái đẹp của câu chữ cổ nhân tới cộng đồng thông qua những tác phẩm thư pháp chữ Việt đẹp mắt. Các tác phẩm của anh không chỉ đẹp về hình thức mà còn chứa đựng thông điệp sâu sắc và ý nghĩa. Bằng việc sáng tác và truyền tải những giá trị văn hóa qua thư pháp, Đỗ Gia đã góp phần truyền cảm hứng, giữ gìn và phát triển các chất liệu văn hóa Việt Nam. Anh quan niệm: thực tập viết thư pháp chính là thực hành “thiền động” trong đời sống; vừa giúp bình tâm, tĩnh trí; vừa tạo ra những tác phẩm hay về nội dung, đẹp về hình thức…

Bên cạnh các chất liệu như thư pháp, trà đạo được anh đưa vào không gian của mình; anh còn giúp cộng đồng tự rèn luyện phong cách sống với lớp học Luyện đọc biểu cảm. Trên cương vị là một huấn luyện viên luyện đọc biểu cảm, Đỗ Gia đã tạo ra một phong cách riêng, kết hợp giữa kỹ thuật luyện giọng đọc cơ bản với việc thực tập kết nối sâu, ứng dụng thiền và khí công vào việc luyện đọc sao cho cuốn hút và truyền cảm. Đỗ Gia cho biết, nghề đọc voice là công việc anh làm từ hồi sinh viên; tới nay đã 15 năm. Trong suốt quá trình đó, anh dành nhiều thời gian để nghiên cứu và thực hành, đáp ứng những nhu cầu của nhiều đối tác lớn. Từ khi thực tập thiền năm 2018; anh thấy được mối liên hệ mật thiết giữa phong cách sống, thiền và khí công với việc cải thiện giọng nói, giọng đọc. Thậm chí, ứng dụng thiền học và tâm lý học vào việc đọc, nói biểu cảm còn có thể mang lại sự chữa lành và cảm nhiễm hoặc thuyết phục người nghe. Từ đó tăng hiệu quả giao tiếp và cải thiện hiệu suất công việc; nâng tầm mỗi con người.Không chỉ là một nhà trị liệu tâm lý và huấn luyện viên luyện đọc biểu cảm, Đỗ Gia còn là một người truyền cảm hứng về trà và lan toả văn hoá trà Việt. Chính chất liệu bắt nguồn từ văn hoá phương Đông này đã giúp Đỗ Gia tăng trưởng nhiều về tâm thức; và cũng được lựa chọn làm phương thức thực tập trong hệ sinh thái của anh. Sáng lập ra cộng đồng Sống lành, cùng với đam mê về trà, Đỗ Thành Công đã trở thành một trà nhân, lan toả, truyền cảm hứng cho cộng đồng về phương pháp thực tập uống trà và giá trị của trà trong đời sống. Trên hành trình ấy, anh luôn định vị mình là một người truyền cảm hứng, “cánh tay nối dài” giúp lan toả văn hoá trà Việt. Có thể nói, anh không chỉ thưởng thức trà một cách sâu sắc mà còn lan toả và chia sẻ kiến thức về trà đến cộng đồng; đưa thêm “lý do đủ lớn” để cộng đồng cùng thực tập uống trà trong đời sống. Trên hành trình ấy, Đỗ Gia đã tự mình tổ chức các buổi hội thảo, những lớp học, những trải nghiệm trà độc đáo và sáng tạo, giúp mọi người hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và giá trị của trà trong cuộc sống hàng ngày. Bằng cách này, anh đang góp phần lan tỏa văn hoá trà Việt và giúp mọi người tìm thấy niềm vui và sự bình an trong cuộc sống qua từng tách trà.Ngoài việc đam mê trà, Đỗ Gia còn có sở thích về thư pháp và nghệ thuật cổ truyền. Tuy không hoạt động chuyên nghiệp, nhưng anh tự nhận mình là một nghệ sĩ thư pháp, dùng thư pháp để luyện thân và luyện tâm. Thi thoảng, anh đi gieo duyên thư pháp và cái hay cái đẹp của câu chữ cổ nhân tới cộng đồng thông qua những tác phẩm thư pháp chữ Việt đẹp mắt. Các tác phẩm của anh không chỉ đẹp về hình thức mà còn chứa đựng thông điệp sâu sắc và ý nghĩa. Bằng việc sáng tác và truyền tải những giá trị văn hóa qua thư pháp, Đỗ Gia đã góp phần truyền cảm hứng, giữ gìn và phát triển các chất liệu văn hóa Việt Nam. Đỗ Gia quan niệm thực tập viết thư pháp chính là thực hành thiền động trong đời sống; vừa giúp bình tâm, tĩnh trí; vừa tạo ra những tác phẩm hay về nội dung, đẹp về hình thức…

Bên cạnh không gian Thư Trà để thiền, tĩnh tâm, Đỗ Gia còn là người sáng lập Sống lành – cộng đồng lan toả phong cách sống tích cực và cung cấp những trải nghiệm du lịch và nghỉ dưỡng mang tên Sống lành Retreat. Tại đây, Đỗ Gia tổ chức các tour du lịch kết hợp với thiền, nghỉ dưỡng, tắm rừng, chuông xoay trị liệu và các hoạt động tích cực khác, nhằm mang lại sự thư thái, thảnh thơi và cân bằng cảm xúc cho người tham gia. Góp phần trải nghiệm bình an và tạo lập tư duy tích cực. Ngoài ra, Đỗ Gia còn đóng vai trò điều phối chương trình hành động xã hội “Gieo hạt sống lành”. Đây là một mạng lưới hỗ trợ trị liệu nhận thức, mục tiêu là giúp đỡ và lan tỏa các giá trị sống lành đến những người gặp khó khăn trong cuộc sống. Giúp tháo gỡ, chuyển hoá bất an và căng thẳng. Mục tiêu của chương trình này không chỉ tập trung vào hỗ trợ tâm lý mà còn hỗ trợ về mặt tài chính và giáo dục. Trong tương lai, dự án cũng sẽ thành lập một “chương trình hành động xã hội” để kêu gọi giúp đỡ những trẻ em nghèo vượt khó học giỏi. Qua chương trình này, cộng đồng Sống lành mong muốn xây dựng một môi trường giáo dục tốt hơn cho các em, giúp các em có cơ hội tiếp cận học tập, phát triển tài năng và đóng góp cho xã hội. Mục tiêu của dự án không chỉ cung cấp hỗ trợ về vật chất mà còn tạo ra các hoạt động giáo dục và trải nghiệm cho trẻ em khó khăn. Nhờ những chương trình giáo dục sáng tạo, các em được khuyến khích khám phá tiềm năng bản thân, phát triển kỹ năng sống và tạo động lực để bứt phá bản thân.

Với lòng nhiệt thành và niềm say mê, Đỗ Gia đã góp phần xoa dịu những vết thương tâm lý của con người thông qua công việc trị liệu tâm lý và trò chuyện thấu cảm. Đồng thời, anh còn truyền cảm hứng về văn hoá trà Việt, sáng tác tác phẩm thư pháp đẹp mắt với nhiều thông điệp nhân văn; tổ chức Sống lành Retreat và điều phối chương trình hành động xã hội “Gieo hạt sống lành”. Dù là trong lĩnh vực nào anh cũng luôn hoạt động với sự quyết tâm cao và hướng tới chuyên nghiệp. Trong lĩnh vực hỗ trợ trị liệu tâm lý, anh luôn đặt sự đồng cảm, khích lệ và chăm sóc tâm hồn của người khác lên hàng đầu, đảm bảo môi trường an toàn và đáng tin cậy để giúp mọi người tìm lại cân bằng và sức khỏe tâm lý.

Đỗ Thành Công: cánh chim nhỏ miệt mài với sứ mệnh tạo lập phong cách sống chậm; tự chữa lành và chế tác bình an nội tâm

Đồng thời, trong việc truyền cảm hứng về trà và văn hoá trà Việt, anh luôn chú trọng đến sự sâu sắc và tôn trọng trong việc lan tỏa kiến thức và giá trị của trà. Anh không chỉ là một người thưởng thức trà, sưu tầm trà mà còn là một người say mê chia sẻ, đảm bảo mọi người có thể có thêm kiến thức để trải nghiệm một cách tinh tế và đúng với “tinh thần” trà đạo. Đến nay, “cánh chim không mỏi” ấy vẫn tiếp tục con đường của mình, luôn tận dụng tài năng và sự sáng tạo để đem lại lợi ích cộng đồng và hướng tới góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *