
Phong tục “Tam Đạo Trà” có nguồn gốc từ dân tộc Bạch (Vân Nam, Trung Quốc) từ rất lâu đời. Bởi cái hay của tam đạo trà nằm ở sự cảnh ngộ sâu sắc về nhân sinh.
Tam Đạo Trà nghĩa là khi nhà có khách tới thăm, chủ nhà sẽ mời khách 3 ly trà có mùi vị và ý vị khác nhau, ngụ ý muốn gửi gắm ba cảnh giới của nhân gian tới người thưởng thức: “Nhất khổ, Nhị cam, Tam hồi vị”.
Chén thứ nhất là chén trà “Đắng”, người thưởng trà cảm đủ vị đắng của trà như vị đắng của đời người. Ý nói đời người nên trải qua khổ hạnh, càng đi trong gian khó đôi chân càng đứng vững giữa dòng đời.
Chén thứ hai mang vị “Ngọt”, ngụ ý như trải qua bao gian nan vất vả, cay đắng của đời người thì thành công, vị ngọt ngào của cuộc sống sẽ tới. Lại càng thêm hay, khi chén đắng bao nhiêu, cảm được chén ngọt lại trọn vị bấy nhiêu.
Chén cuối cùng là trà “Hồi vị” là chén trà có ngũ vị hội tụ đầy đủ ngọt chua cay đắng mặn, là chén trà suy ngẫm, khúc đoạn trầm tư về đời người. Trong chén trà có đủ vị là để gợi lại những thăng trầm đã trải qua khi đã thấm nhuần đạo lý về nhân sinh.
Quả thật không sai khi nói Tam Đạo Trà độc đáo và thanh tao nằm ở phẩm hạnh của người thưởng trà!